.Gọi ngay

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI KHI XIN VISA

Phỏng vấn xin visa là một bước cực kì quan trọng để có thể được đồng ý cấp visa du học cho hầu hết các quốc gia như Úc, Mỹ, Canada, Đức, New Zealand và Vương quốc Anh. Kết quả của buổi phỏng vấn sẽ quyết định xem thời gian làm visa của bạn nhanh chóng hơn hay sẽ bị trì hoãn.
Vì vậy, bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn này cũng như giải quyết được các vấn đề mà các văn phòng visa quan tâm.

Cuộc phỏng vấn thường sẽ được tiến hành bởi các đại sứ hoặc viên chức thị thực. Trong buổi phỏng vấn, họ sẽ hỏi bạn hàng loạt những câu hỏi để chắc chắn rằng trường hợp nộp đơn của bạn là THẬT và ý định của bạn đúng với những gì bạn viết trong đơn. Nhân viên này là một chuyên viên được đào tạo chuyên nghiệp, sẽ hỏi bạn những câu hỏi không liên quan, không phải để khiến bạn khó chịu, nhưng là để biết được sở thích thực sự và mục tiêu của bạn. Nếu bạn đã chuẩn bị kĩ, thì đây là khoảng thời gian bạn nên thả lỏng, tận hưởng buổi phóng vấn cùng với người sẽ mở ra cánh cửa mới cho bạn tại một đất nước mới.

Một vài tips khi phỏng vấn xin visa:

  • Chuẩn bị trước các câu hỏi phỏng vấn
  • Đem theo bản photo các giấy tờ và hồ sơ kiên quan
  • Ăn mặc phù hợp, nghiêm chỉnh
  • Đúng giờ
  • Thân thiện, lịch thiệp và lịch sự trong suốt buổi phỏng vấn
  • Hãy tự tin vì bạn là người hiểu rõ nhất bản thân bạn và lý do bạn muốn xin visa
  • Trả lời ngắn gọn và rõ ràng. Nếu không chắc, hãy hỏi lại. Thận trọng với câu trả lời của bạn
  • Đọc qua trang web và sổ tay hướng dẫn của trường đại học thật kỹ
  • Hiểu rõ về nội dung khóa học, bao gồm cả thời lượng, học phí, ngày bắt đầu & kết thúc, điểm tín dụng…
  • Bạn nên rõ ràng về kế hoạch tương lai, sau khi hoàn thành xong khóa học của mình.
  • Sẵn sàng cho bất cứ câu hỏi khó nào và đừng lo sợ. Đó chỉ là những câu hỏi dùng để kiểm tra dự định, kỹ năng và IQ của bạn.
  • Cuộc phỏng vấn có thể kéo dài 20-30 phút hoặc hơn nên hãy thoải mái nhất có thể
  • Tận hưởng buổi phỏng vấn!

Các câu hỏi có thể xuất hiện trong buổi phỏng vấn:

1.      Các câu hỏi giới thiệu:

  • How are you doing?

(Câu hỏi này chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái)

  • Have you ever been to the respective country before?

(Câu này để kiểm tra hồ sơ trước đây của bạn – nếu có thì nên nhớ lần đến và rời khỏi gần nhất của đất nước bạn muốn xin visa)

2.      Các câu hỏi về dự định và động lực học tập của bạn khi ở nước ngoài:

  • Why do you want to study in the respective country?

(Kiểm tra ý định đi nước ngoài của bạn)

  • Why did you select this particular university?

(Kiểm tra xem bạn có tìm hiểu về trường, thực sự nghiêm túc đổi với việc học của mình và có lên kế hoạch học tập không)

3.      Các câu hỏi về môn học và khóa học của bạn:

  • For which course you are going?

(Kiểm tra xem bạn có biết chuyên ngành chuẩn bị học là gì không)

  • Why did you choose this course?

(Kiểm tra xem có phải bạn là người thực sự chọn ngành học cho mình hay là ai khác)

  • Why don’t you do this course here in India?

(Để biết được xem liệu ngành học đó có tồn tại ở đất nước này không và những sự khác biệt nào thúc đẩy bạn đến học tại nước sở tại – hãy đưa ra sự khác biệt giữa khóa học được cung cấp ở Ấn Độ và nước ngoài, nêu rõ sự khác biệt trong giáo dục lý thuyết và thực tiễn)

  • What are the course commencement and completion dates?

(Nhớ chính xác ngày bắt đầu và kết thúc của khóa học)

4.      Các câu hỏi vể kinh phí học tập tại nước sở tại:

  • How are you going to fund your education?

(Kiểm tra xem bạn có nhận thức được số tiền của mình và làm thế nào để quản lý tài sản của mình trong suốt thời gian bạn học tập ở đó hay không)

  • Who is sponsoring your education?

(Phải đề cập đến người bảo trợ tài chính cho bạn nếu bạn được nhận học bổng. Nếu đó là bố mẹ bạn thì hãy đề cập bố và/hoặc mẹ bạn sẽ hỗ trợ tài chính bạn như thế nào)

  • What does s/he (mother/father) do?

(Nhân viên Visa về cơ bản muốn xác minh năng lực tài chính của những người bảo trợ. Hãy nói qua về các giấy tờ thuế, sao kê ngân hàn và các tài liệu có liên quan khác, và nguồn thu nhập của nhà tài trợ)

  • What savings does your family have?

(Nhân viên Visa muốn xác nhận liệu bạn có đủ nguồn lực tài chính hay không. Hãy trình bày các bằng chứng và chắc rằng bạn biết tất cả về những tài liệu đó của bạn)

  • What is your father’s annual income?

(Câu hỏi này chỉ để chắc chắn rằng thu nhập hàng năm của bố bạn đủ cho chi phí du học của bạn)

  • How many brothers and sisters do you have?

(Câu hỏi này chỉ để đánh giả được sự cân bằng trong thu chi của gia đình bạn)

  • Do you have enough funds while you are there?

(Đưa ra câu trả lời chắc chắn rằng bạn có thể trả được các chi phí giáo dục)

5.      Các câu hỏi về trình độ học vấn của học sinh:

  • What is your undergraduate GPA?

(Chuyển điểm của bạn sang hệ thống điểm GPA và phải nhớ nó thật chính xác)

  • Can you show me your degree?

(Chỉ đưa ra những tài liệu được yêu cầu)

  • Mention some professors’ name?

(Đưa ra một vài tên các Giáo Sư mà bạn biết và mối quan hệ giữa bạn với họ)

  • Show me your GRE and TOEFL Score?

(Sắp xếp các tài liệu của bạn theo thứ tự để khi người phỏng vấn hỏi tới bạn có thể lấy ra liền mà không làm mất thời gian của hai bên)

6.      Các câu hỏi về thành tích học sinh:

  • Tell me something about your past?

(Chỉ để hiểu bạn nhiều hơn – đề cập tới những gì bạn đang làm từ trước tới giờ. Hãy chắc chắn rằng câu tar lời của bạn bao gồm luôn cả những thành tích, kỹ năng và cả sự chân tahfnh của bạn)

  • From where did you do your under graduation?

(Để biết được nền tảng học tập của bạn – hãy trả lời tên trường cấp 3, hoặc trường đại học và chuyên ngành bạn đang theo. Nếu trường đại học của bạn nằm trong top có thứ hạng cao thì cũng nên đề cập đến.)

  • Are you getting any school waiver?

(Để đánh giá sự xuất sắc của bạn – nếu bạn được miễn học phí hoặc phí trợ giảng hay hỗ trợ nghiên cứu thì cũng nên đề cập tới)

  • Why do you think the university is giving scholarship to you?

(Để kiểm tra trình độ của bạn – hầu hết các học bổng chỉ được trao cho các hồ  sơ có điểm học tập, GRE hay TOEFL cao)

7.      Các câu hỏi về nhận thức trong cách sắp xếp cuộc sống tại nước sở tại:

  • Where do you plan to stay in the respective country?

(Đề cập địa chỉ mà bạn dự tính sống khi du học)

  • Do you have any relative in the respective country?

(Hãy trung thực với câu hỏi này)

  • Is your brother/sister enjoying there?

(Đừng bao giờ trả lời khí cho người phỏng vấn thấy rằng bạn qua đó là để định cư hoặc sẽ ở lại lâu hơn cần thiết)

  • What do you plan to do during your vacations?

(Đưa ra một kế hoạch có liên quan tới gia đình và đất nước của bạn. Đừng bao giờ nói về ý định đi làm của bạn.)

  • What is the location of your university?

(Biết chính xác vị trí trường đại học của bạn)

8.      Các câu hỏi về kế hoạch tương lai:

  • What are your future plans? Do you intend to stay in the respective country?

(Câu trả lời của bạn nên phản ảnh được suy nghĩ và ý định của bạn. Các câu trả lời nên có đề cập đến đất nước của bạn, và những cơ hội tuyệt vời mà bạn có thể nhận được tại đất nước của bạn về kinh doanh và cả công việc)

  • Do you plan to work there?

(Hãy thuyết phục người phỏng vấn rằng bạn không hề có ý định ở lại lâu dài tại nước sở tại vì bạn có nghĩa vụ đối với gia đình và đất nước của bạn.)

  • What’s the difference you can make by doing your course in the respective country?

(Chuẩn bị câu trả lời phù hợp nhất với profile và ngành học của bạn. Bạn có thể đề cập đến việc có những cơ hội làm việc tốt hơn hay triển vọng trong tương lai.)
Để được tư vấn cụ thể hơn về cơ hội du học, các bạn hãy liên hệ DSS ngay ngày hôm nay nhé!
 

Mục nhập này đã được đăng trong Du Học. Đánh dấu trang permalink.

Trả lời