.Gọi ngay

Ngành Khoa Học Máy Tính – Computer Science

Trong thời buổi hiện nay, điện thoại thông minh hay máy tính đều trở thành những vật dụng quen thuộc và dường như không thể thiếu đối với chúng ta. Điểm hấp dẫn ở đây chính là nhờ những ứng dụng phần mềm có các tính năng hữu ích cho từng người.
Và ngành khoa học máy tính là một trong những ngành trọng điểm và cốt lõi để tạo ra những ứng dụng phần mềm thu hút người dùng ở mọi lứa tuổi.

Cơ hội định cư Úc:

Khoa học máy tính là một ngành nằm trong danh sách  định cư tay nghề của Úc (Skilled Occupation List) nên các bạn sinh viên học ngành này có cơ hội để nộp visa định cư tại Úc sau khi hoàn tất việc học tập.

Tổng Quan Về Ngành Khoa Học Máy Tính

Với sự đa dạng và tốc độ phát triển chóng mặt của thời đại số hóa, nhiều bạn sinh viên đã thật sự đau đầu khi phân vân lựa chọn ngành khoa học máy tính. Sau đây sẽ là lời giải đáp cho mọi thắc mắc:
Khoa học máy tính là một ngành học nền tảng của các­­­­­ lĩnh vực về công nghệ thông tin. Các bạn sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức về các ngôn ngữ lập trình phần mềm (C, Java, Python, C++, …), cơ sở lý thuyết nền tảng của thông tin, thuật toán, …
Thêm vào đó, sinh viên cũng sẽ được tự do chọn lựa lĩnh vực chuyên ngành của mình như: Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligent), Ngôn Ngữ Lập Trình (Programming Languages), Thương Mại Điện Tử (E-Commerce), Mạng máy tính (Computer Networks), Hệ thống nhúng (Embeded Systems), An toàn Thông Tin (Security Engineering), Hệ Thống Cơ sở dữ liệu (Database Systems).
Trí Tuệ Nhận Tạo (Artificial Intelligent): Trí tuệ nhân tạo có nói một cách dễ hiểu là trí tuệ được tạo ra bởi con người và có khả năng học hỏi kiến thức qua những gì chúng tiếp xúc. Khi học về chuyên ngành này các bạn sẽ hiểu rõ hơn về cấu trúc phần mềm robot, cách thức mà một hệ thống hoặc thiết bị có thể thu thập thông tin và xử lý dữ liệu như bộ não người.
Ngôn Ngữ Lập Trình (Programming Languages): Chuyên ngành này sẽ giúp các bạn hiểu rõ về cách thức mà ngôn ngữ lập trình được tạo ra cũng như được học về phương pháp thiết kế và sáng tạo ra một ngôn ngữ lập trình mới.
Thương Mại Điện Tử (E-Commerce): Mua bán hàng online ngày càng phổ biến trong cuộc sống  hàng ngày, chỉ bằng một vài cú click, khách hàng đã có một sản phẩm mong muốn. Thương mại điện tử là một chuyên ngành gần gũi với người tiêu dùng nhất và các bạn sinh viên theo đuổi chuyên ngành này sẽ có thể xây dựng một website hoặc ứng dụng đáp ứng nhu cầu thương mại của người tiêu dùng.
Mạng máy tính (Computer Networks): Mạng máy tính đang là một ngành phát triển cực mạnh và hầu như xuất hiện trong mọi hình thức sử dụng Internet. Mặc dù Internet đã không còn xa lạ với chúng ta nhưng lĩnh vực Computer Networkings chưa bao giờ lỗi thời vì thời đại Internet of Things (IOT) đang bắt đầu phát triển. Ví  dụ về:  Chỉ với 1 chiếc điện thoại thông minh, người dùng có thể tắt/bật đèn hoặc khởi động chiếc xe hơi của mình. Lĩnh vực sẽ giúp các bạn sinh viên các kiến thức về mạng máy tính cũng như cách thức giao tiếp giữa các thiết bị điện tử.
Hệ thống nhúng (Embeded Systems):  Là sự giao thoa giữa phần cứng và phần mềm, các bạn sẽ được trang bị các kỹ năng về phần cứng qua các môn học như vật lý,điện tử và các kỹ năng liên quan tới phần mềm như lập trình (C, Assembly, Hệ điều hành…). Cùng sự kết hợp hài hòa giữa cứng và mềm, các bạn sinh viên sẽ tự tin để  viết ra những phần mềm hữu ích giúp cho phần cứng hoạt động như mong muốn và đáp ứng nhu cầu người sử dụng.
An toàn Thông Tin (Security Engineering): Là một lĩnh vực rất quan trọng của ngành khoa học máy tính. Khi một sản phẩm phần mềm hoàn thiện và được đưa ra sử dụng. Những tay hackers – những kẻ ăn trộm trong ngành công nghệ thông tin, có thể lợi dụng các kẽ sơ hở của phần mềm để lấy đi thông tin cá nhân quan trọng của người dùng. Do đó, một sinh viên chuyên ngành an toàn thông tin sẽ được học các kiến thức về cơ bản về phần mềm và cách tư duy như một hacker để có thể bảo vệ người dùng một cách tốt nhất
Hệ thống Cơ Sở Dữ Liệu (Database Systems): Mỗi ứng dụng phần mềm hay website đều chứa một bộ nhớ để lưu dữ thông tin người dùng và các dữ liệu liên quan. Chuyên ngành này sẽ đào tạo các bạn sinh viên về cấu trúc cơ sở dữ liệu cũng như tối ưu hóa cách thức lưu trữ dữ liệu và xử lý thông tin một cách tốt nhất.
Cơ Hội Việc Làm và Mức Lương
Các công việc sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp hoặc thậm chí ngay trong quá trình học như :
Lập trình viên phát triển Web (Web Developer)
Lập trình viên phát triển ứng dụng IOS/Android (IOS/Android Developer)
Lập trình viên phát triển ứng dụng Windows/MacOs/Linux
Kỹ sư phần mềm (Software developer)
Quản lý dự án phần mềm (Software Project Manager)
Nhân viên kiểm thử phần mềm (Software tester)
Kỹ sư an toàn thông tin (Security Engineer)
Mức lương cơ bản cho hầu hết các bạn sinh viên khoa  học máy tính ra trường ở Úc là $AUD 50,000/ năm. Trung bình sau khi có kinh nghiệm làm việc vài năm lương có thể lên đến $AUD 98,264 (Payscale, 2018)
Các trường đại học tại Úc có đào tạo ngành Khoa Học Máy Tính  như:

  • University of Sydney
  • University of Technology Sydney
  • Macquarie University
  • University of New South Wales
  • University of Western Sydney
  • University of Melbourne
  • University of Queensland

 
Nguồn: https://www.payscale.com/research/AU/Job=Computer_Scientist/Salary
 
 

Trả lời